Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

5 cách giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc hơn






1. Mẹ luôn luôn vui vẻ và hạnh phúc


Những nghiên cứu sâu rộng đã nhận ra một sự liên kết đáng kể giữa những bà mẹ bị trầm cảm và những kết quả tiêu cực ở những đứa con. Trầm cảm từ cha mẹ thực sự có thể gây ra các vấn đề hành vi ở trẻ em, điều này cũng làm cho việc nuôi dạy con cái trở nên kém hiệu quả hơn. Theo một nghiên cứu xã hội gần đây đã khảo sát nhiều trẻ em từ 10 đến 15 tuổi trong 40.000 gia đình ở Anh cho thấy mối quan hệ giữa trẻ với cha mẹ là dấu mốc quan trọng nhất trong tuổi thơ của trẻ, và trẻ luôn cảm thấy hạnh phúc khi cha mẹ vui vẻ, hòa thuận với nhau. Vì thế “Trẻ hạnh phúc nhất khi mẹ của bé hạnh phúc”.


2. Mẹ luôn phải được ưu tiên đầu tiên


Trong cuộc khảo sát gần đây nhất của UNICEF về sự an toàn và hạnh phúc của trẻ em ở các nước giàu, trẻ em Hà Lan được xếp hạng là hạnh phúc nhất trên thế giới. Theo Findingdutchland.com, tại Hà Lan các bà mẹ luôn được ưu tiên và có nhiều lựa chọn cá nhân cũng như được chính phủ hỗ trợ và các ông bố Hà Lan đóng một vai trò bình đẳng trong nuôi dạy con. Vì vậy khi cần phải lựa chọn một điều gì đó, hãy ưu tiên cho người mẹ đầu tiên, bởi người mẹ hạnh phúc, vui vẻ, thoải mái mới chăm sóc tốt và mang lại niềm hạnh phúc cho con mình.



3. Bồi dưỡng EQ của trẻ


Dạy trẻ biết quan tâm và đồng cảm với những người xung quanh, biết chia sẻ lòng tốt với những hoàn cảnh khó khăn hơn. Cho trẻ tham gia các hoạt động từ thiện, các hoạt động chăm sóc động vật nhỏ và gần gũi với thiên nhiên. Tất cả những hoạt động này sẽ truyền cảm xúc và khuyến khích những trạng thái cũng như hành vi tích cực, lạc quan của trẻ.



4. Trẻ cần được chơi


Đừng cố gắng tạo cho con các áp lực phải giỏi để nổi bật ở trường. Ít bài tập về nhà có nghĩa là trẻ được dành nhiều thời gian để chơi hơn. Theo Raising Happiness, “Các nhà nghiên cứu tin rằng bị quá nhiều áp lực và không được chơi sẽ làm giảm sút tính hồn nhiên, thậm chí làm chậm phát triển nhận thức và cảm xúc của trẻ em”. Ngoài việc giúp trẻ phát huy các kỹ năng, học sự giao tiếp và hợp tác, chơi cùng nhau còn giúp trẻ hiểu các hoạt động nhóm thông qua chia sẻ, thương thảo, giải quyết xung đột, điều tiết cảm xúc và hành vi cũng như cách tự độc lập.


5. Hài lòng với những gì con có


Các bậc phụ huynh đánh giá cao thành tích và luôn đòi hỏi cao độ ở con cái sẽ có nhiều khả năng khiến trẻ bị trầm cảm, lo lắng và lạm dụng chất gây nghiện so với những bạn khác. Khi chúng ta khen ngợi trẻ vì nỗ lực vượt qua khó khăn để có được các thành tích, trẻ sẽ muốn tiếp tục tham gia vào quá trình đó, chinh phục hết thử thách này đến thử thách khác để ngày càng có những thành tích cao hơn. Với những trẻ có khả năng để đạt được, đó là điều tốt. Tuy nhiên với những trẻ có tư chất bình thường nhưng cha mẹ luôn với theo những yêu cầu quá cao, điều đó có thể sẽ gây ra những hậu quá đáng tiếc.








Nhiều bậc phụ huynh luôn cảm thấy đau đầu trước những hành vi xấu của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn...



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét